Sunday, November 29, 2015

TANKPEDIA - FV4201 CHIEFTAIN

TÊN GỌI: CHIEFTAIN (FV4201)
Loại: MBT
Quốc gia phát triển: Anh
Hoạt động: 1966 đến nay
Quốc gia sử dụng: Anh, Iran, Irag, Jordan, Kuwait, Oman
Những trận chiến đã tham gia: chiến tranh Iran- Iraq, chiến tranh vùng vịnh
Nhà sản xuất: Leyland Motors
Trọng lượng: 56 tấn
Kích thước (dài - rộng - cao): 10.77x3.66x2.9m
Kíp lái: 4 người
Giáp:
  • Trước thân: 120mm (nghiêng 120 độ)
  • Hông thân: 38mm (nghiêng 10 độ)
  • Tháp pháo: 195mm (nghiêng 60 độ)
Vũ khí chính: pháo L11A5 120mm
Vũ khí phụ: 2 khẩu súng máy L7
Động cơ: Leyland L60 750hp
Tầm hoạt động: 500km
Tốc độ: đường bằng: 48km/h, đường gồ ghề: 30km/h

THE CHIEFTAIN
Chieftain. Ảnh: Internet

FV4201 Chieftain là chiếc MBT của anh trong những năm 1960, 1970 và 1980. Chieftain kết quả của sự phát triển chiếc Centurion, kết hợp với những nghiên cứu về những chiếc tăng Cruise của Anh. Vào thời điểm ra mắt năm 1966, Chieftain là chiếc tăng có hỏa lực và giáp vượt trội khi so với những chiếc tăng khác thời đó.

Vị trí ngồi của lái xe được ngả về phía sau, do đó tăng được độ dốc và giảm chiều cao của giáp thân trước. Chieftain nhanh hơn chiếc Centurion cũ, có thể duy trì tốc độ tốt hơn chiếc Leopard 1, còn hỏa lực thì vượt trội. Chieftain cũng là chiếc tăng đầu tiên được tăng cường lớp giáp composite Chobham nổi tiếng của người Anh.

Chieftain phục vụ trong quân đội cho đến khi được thay thể bằng chiếc Challenger 1.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Chieftain có thể được coi là sự tiến hóa của những chiếc tăng Cruise, vốn đã rất thành công khi xuất hiện vào giai đoạn cuối của WW2. Các kỹ sư người Anh nhận thấy rằng xe tăng của họ có hỏa lực không đủ mạnh và giáp thì yếu hơn so với những chiếc tăng khác của quân Đức trên chiến trường, dẫn đến tỷ lệ bị tiêu diệt khá cao trong WW2. Chiếc Centurion ra đời, được tăng cường lớp giáp và khẩu pháo chính, giúp những chiếc tăng của Anh tiến gần hơn đến những chiếc tăng hạng trung thời đó. Tuy nhiên khi Liên xô sản xuất chiếc IS-3 buộc người Anh phải nghiên cứu và cho ra mắt chiếc Conqueror dùng pháo 120mm. Và người Anh nhận ra rằng họ cần một chiếc tăng linh hoạt như chiếc Centurion và hỏa lực mạnh mẽ như Conqueror.
Chieftain. Ảnh: Internet

Leyland, công ty tham gia sản xuất Centurion, đã bắt đầu nghiên cứu một chiếc tăng mới vào năm 1956. Các kỹ sư đã dựa trên kinh nghiệm của những chiếc Centurion trong chiến tranh Triều Tiên và chiếc Conqueror.  Chiếc tăng mới được mong đợi là có thể tấn công kẻ thù ở điểm phòng thủ từ xa, có khả năng chống chọi lại pháo tự hành tầm trung. Kết quả là khẩu pháo chính có góc hạ nòng lớn hơn 8 độ so với chiếc Conqueror, ngoài ra giáp trước cũng tốt hơn. Chieftain được kỳ vọng có thể bắn được khoảng 10 phát/phút.

Một vài nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1959 và mang đến nhiều thay đổi. Thay đổi hệ thống chống rung động cơ và hệ thống làm mát dẫn đến những thay đổi phần thân sau. Làm tăng trọng lượng lên gần 50 tấn có nghĩa là hệ thống treo (thiết kế cho 45 tấn) phải được tăng cường. Xích được trang bị đệm nhằm tăng khả năng chịu đựng và vượt địa hình. Những thay đổi này đã được chấp nhận vào những năm 1960.

Anh đã hợp tác với Israel trong giai đoạn sau của việc phát triển chiếc Chieftain nhằm mục đích Israel có thể mua và tự sản xuất trong nước. Hai nguyên mẫu đã được chuyển giao để thử nghiệm trong 4 năm. Tuy nhiên đến cuối cùng người Anh lại quyết định không bán Chieftain cho Israel.
Chieftain là chiếc MBT cấp 5 trong game. Ảnh: Internet

Vào năm 1957, NATO muốn các chiếc tăng phải dùng động cơ đa nhiên liệu. Những động cơ BL đời đầu cho công suất khoảng 450hp, nghĩa là vận tốc tối đa vào khoảng 40km/h và khả năng vượt địa hình là rất hạn chế. Ngoài ra, hệ thống treo Horstmann cũng không mang đến độ thoải mái tối đa cho kíp lái khi di chuyển trên các địa hình gồ ghề. Do những lớp lót xy lanh quá áp dẫn đến rò nước, kết quả là khói trắng được tạo thành và phun ra ngoài qua ống xả.

Vào cuối những năm 1970, động cơ Belzona ra đời tăng công suất lên 850hp. Tuy nhiên khả năng vượt địa hình vẫn còn hạn chế.

Một số nghiên cứu của chiếc Chieftain đã được áp dụng để tạo nên chiếc 'Centurion 40 tấn' FV4202.

THIẾT KẾ

Thiết kế chủ đạo của Chieftain bao gồm thân xe và tháp pháo có độ nghiêng cao. Giáp thân trước có độ dày 120mm (tương đương với 388mm), giáp tháp pháo dày 195 mm (tương đương 390mm). Khẩu pháo không có mantlet làm tăng góc nâng hạ nòng lên 10 độ thích hợp cho những tình huống hull down.

Vì lý do an ninh, nguyên mẫu đầu tiên có một lớp vải che phần mantlet và hộp kim loại đặt trên phần giáp nghiêng phía trước để ẩn đi những công nghệ của xe.

Lái xe nằm ngửa ra sau giúp giảm chiều cao thân xe. Chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn viên ngồi trong tháp pháo. Bên trái tháp pháo gắn một đèn rọi lớn với khả năng hồng ngoại.

Động cơ Leyland L60 là động cơ đa nhiên liệu. Trong thực tế, động cơ này đã không sản sinh đủ công suất như dự kiến, ngoài ra tỷ lệ xảy ra sự cố là khoảng 90%. Những vấn đề hay gặp là: hỏng xy lanh, rò rỉ do rung lắc. Tuy nhiên sức mạnh động cơ đã được cải thiện.

Chiếc tăng được điều khiển bằng hệ thống dẫn động bằng thủy lực. Hộp số được sử dụng bằng cách gạt lên/ xuống một cái 'kẹp' ở vị trí bên trái lái xe. Chân ga được đặt ở vi trí bên phải. Trong tháp pháo, nạp đạn viên được bố trí bên tay trái, và pháo thủ ở bên phải khấu pháo, chỉ huy ở phía sau pháo thủ.
Nội thất bên trong Chieftain. Ảnh: Internet

Pháo chính của Chieftain là khẩu L11A5 120mm. Khác với những khẩu pháo khác, nó sử dụng đầu đạn và liều phóng riêng biệt, thay vì chỉ một viên đạn duy nhất. Liều phóng được bọc trong một cái túi dễ cháy. Những khẩu pháo khác, như trên chiếc Conqueror cần phải thu lại vỏ đạn để đẩy nó ra ngoài.

Liều phóng được chứa trong 36 ngăn riêng biệt. Được bao quanh bởi  những khối chứa hỗn hợp nước và glycol. Trong trường hợp xe tăng bị tấn công và bị xuyên thủng, những khối này sẽ vỡ, và hỗn hợp đó sẽ ngăn liều phóng phát nổ. Vì không có vỏ đạn, mỗi lần bắn có Chieftain có thể nạp một lúc 10 khối liều phóng. Do chiều dài của khẩu pháo đòi hỏi sự cân bằng, cùng với việc cần phải có không gian lưu trữ, tháp pháo của Chieftain có một phần nhô ra ở phía sau. Khu vực này có radio, chứa đạn, thiết bị điều khiển hỏa lực và ngăn chứa một số đồ dùng bên ngoài khác.

Khẩu pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, nhưng những loại phổ biến nhất là HESH, APDS. Chieftain có thể mang theo 64 viên đạn (tối đa 36 viên APDS). Khẩu pháo được cân bằng nhờ hệ thống máy tính. Vũ khí phụ là khẩu súng đồng trục L8A1 7.62mm. Ngoài ra còn một khẩu 7.62mm khác gắn trên vị trí của chỉ huy. Lợi thế của việc dùng loại đạn 2 thành phần là nạp đạn viên có thể cầm sẵn viên đạn trên tay và chờ đợi đến lúc nạp, còn pháo thủ thì tìm mục tiêu và bắn. Việc này sẽ làm tăng tốc độ nạp đạn, nhưng sẽ nguy hiểm khi dùng loại đạn 1 thành phần.
Chieftain. Ảnh: Internet

Chieftain có hệ thống bảo vệ NBC (chống lại vũ khí hạt nhân, sinh hóa học), thứ không có trên chiếc Centurion.

Hệ thống điều khiển hỏa lực là Marconi FV/GCE Mk 4. Một khẩu súng bắn đạn đo xa 12.7mm gắn trên pháo chính chứa 300 viên đạn. Khẩu súng này có thể bắn viên đạn đo xa đi một quãng đường 2,4km. Viên đạn này khi tiếp xúc sẽ cháy và phát sáng. Vị trí quan sát của chỉ huy xoay được và có 9 kính ngắm cho khả năng quan sát 360 độ, cùng với đó là khẩu súng 7.62mm và kính hồng ngoại đồng trục với súng.

Hệ thống ngắm bắn được thiết lập cho cả pháo thủ lẫn chỉ huy. Hệ thống này có độ phóng đại từ 1x đến 10x, tăng lên 15x ở bản Mk5, và chúng có thể được thay thế bằng hệ thống hồng ngoại với độ phóng đại 3x. Chỉ huy có thể xoay vòm quan sát để có được tầm nhìn rõ ràng đến mục tiêu, sau đó xoay tháp pháo đúng hướng để pháo thủ có thể hoàn tất việc ngắm bắn

Chỉ huy có khả năng quản lý quyền điều khiển của pháo thủ.

Bên trái tháp pháo lắp hệ thống đèn rọi, cùng với đó là hệ thống lọc hồng ngoại điều khiển bằng điện được đặt trong một hộp bọc thép. Tầm hoạt động vào khoảng 1 đến 1.5km.

Vào những năm 1970, phiên bản Mk3/3 thay thế khẩu súng bắn đạn đo xa bằng hệ thống đo xa bằng Laser Barr and Stroud LF-2, với tầm hoạt động lên đến 10km. Giúp chiếc tăng có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.

Ở những bản nâng cấp sau này, hệ thống điều khiển hỏa lực được thay bằng Marconi IFCS , sử dụng máy tính để tính toán đường đạn. Việc nâng cấp đã không hoàn thành cho đến những năm 1980, khi một số bản mẫu thay thế đèn rọi bằng hệ thống TOGS (quan sát nhiệt và tác xạ). Những phiên bản Mk.13 có lớp giáp Stillbrew để chống lại những khẩu pháo 125mm của Liên Xô và tên lửa chống tăng hạng nặng.

HOẠT ĐỘNG

Như những chiếc tăng châu Âu khác, Chieftain cũng có thị trường chính là vùng Trung Đông. Nhưng không như Centurion, nó không được thông qua bởi NATO hoặc quốc gia nào khác.

Chieftain đã chứng tỏ được khả năng của mình qua thực chiến, nó có thể được nâng cấp và cải tiến để cải thiện tổng thể của xe và đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng sử dụng. Chieftain không ngừng được nâng cấp, cho đến khi bị thay thế bởi chiếc Challenger 1 vào những năm 1990

Phiên bản cuối cùng được sử dụng bởi quân đội Anh cho đến năm 1995 sử dụng giáp Stillbrew. Lực lượng cuối cùng sử dụng Chieftain là Trung đoàn Tank Hoàng Gia 1, đóng quân tại Aliwal, Tidworth

Phiên bản đầu tiên năm 1967 được sử dụng ở ít nhất 6 quốc gia, trong đó có Iran, Kuwait, Oman và Jordan. Quyết định bán cho Israel bị hủy vào năm 1969. Israel đã dựa trên những kinh nghiệm có được để tạo nên chiếc Merkava.

Chieftain đã tham gia vào chiến tranh Iran-Iraq những năm 1980-1988. Hiện nay Iran vẫn còn sử dụng Chieftain, vài Mobarez là một bản nâng cấp nội địa hóa của Chieftain.

Chieftain tham gia chiến tranh Iraq-Kuwait vào năm 1990. Ở cuộc chiến này, Kuwait đã mất 136 chiếc Chieftain, chỉ còn 5 chiếc sống sót.

NHỮNG PHIÊN BẢN
Chieftain Mk.11. Ảnh: Internet
Những biến thể của Chieftain. Ảnh: Internet

  • Mk 1: phương tiện huấn luyện vào năm 1965 - 1966
  • Mk 2: phiên bản thương mại đầu tiên với động cơ 650hp
  • Mk 3: thêm một số trang thiết bị, hệ thống cupola mới
  • Mk 5: biến thể sản xuất cuối cùng với những nâng cấp về động cơ và hệ thống bảo vệ NBC
  • Mk 6-9: nhiều nâng cấp gia tăng sơ với nhứng bản Mk trước, trong đó có Clansman radio
  • Mk 10: là cập nhật của bản Mk 9, dùng giáp Stillbrew ở phía trước tháp pháo và vòng xoay tháp pháo
  • Mk 11: nâng cấp từ Mk 10, thay đèn rọi bằng hệ thống TOGS
  • Mk 12/13: nhiều nâng cấp tiên tiến, sau này được đổi tên thành Challenger 2 khi ra mắt
  • Chieftain 800: dùng giáp Chobham và hệ thống truyền động mới
  • Chieftain 900: dùng giáp Chobham, hệ truyền động mới, hệ thống điều khiển hỏa lực Centaur
  • FV4205 ALVB: xe tăng xây cầu
  • FV4204 ARV/ARRV: phương tiện sửa chữa
  • Chieftain AVRE: phương tiện sửa chữa dùng bởi các kỹ sư quân đội Hoàng Gia
  • Chieftain Marksman: pháo phòng không tự hành
  • Chieftain Mineclearer: tăng phá mìn
  • Chieftain Sabre: dùng 2 khẩu pháo 30mm
  • Khalid/Shir 1: chiếc tăng của Jordan dùng bộ truyền động của Challenger 1. Về bản chất, đây là chiếc tăng được dự tính nâng cấp từ chiếc Chieftain lên thành Shir 2 nhưng đã bị hủy bỏ\
  • Phương tiện có vũ khí khác: Chieftain được chỉnh sửa để có thể mang 2 khẩu phòng không 'Marksman' 35mm và một biến thể khác có thể mang một khẩu pháo 155mm
  • Shir 2: biến thể của Iran.
  • Mobarez: phiên bản nâng cấp của Iran

DA dịch và tổng hợp 
Source: Wikipedia

No comments:

Post a Comment