Wednesday, November 4, 2015

NHẬT KÝ PHÁT TRIỂN - LỚP GIÁP (P1)

Xuyên suốt lịch sử , lớp giáp – hay lớp vỏ - đã trải qua một quá trình phát triển và tiến hóa từ những tấm thép cán thời kỳ đầu tới loại giáp Composite đa lớp trên những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại. Dù về mặt thành phần cấu tạo của lớp giáp đã thay đổi, nhưng chức năng bảo vệ của lớp giáp vẫn là trọng tâm trong quá trình phát triển này.  Hiện nay, những chiếc xe tăng hiện đại có rất nhiều phương thức bảo vệ khác nhau, từ lớp giáp truyền thống cho tới những hệ thống phòng thủ chủ động tân tiến.

Trong AW, có những loại giáp chính sau:

 GIÁP HIỆU QUẢ

Tại mỗi phần của lớp giáp trên xe tăng đều có một giá trị về độ dày nhất định. Giá trị về độ dày này thể hiện sức phòng thủ của lớp giáp tại vị trí đó. Thông thường, trên một chiếc xe tăng, lớp giáp mạnh nhất là ở phía trước, trong khi lớp giáp bên hông và phía sau của nó lại mỏng hơn rất nhiều vì nhiều lý do – phía trước của chiếc tăng luôn hướng về phía quân địch, vì vậy nó sẽ là nơi phải hứng chịu hỏa lực từ phía quân địch nhiều nhất.

Ngoài giá trị về độ dày của lớp giáp, mỗi phần giáp đều có một trị số góc nghiêng nhất định. Lớp giáp nghiêng này đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của những chiếc tăng hiện đại. Lớp giáp được nghiên với độ nghiêng lớn sẽ có khả năng chịu đựng được sức công phá lớn hơn nhiều so với việc lớp giáp đó không được đặt nghiêng bởi nó sẽ làm gia tăng độ dày của giáp – Ví dụ:

Một tấm giáp dày 100mm được đặt nghiêng 30 độ theo chiều ngang (hoặc 60 độ theo chiều dọc tùy theo hệ quy chiếu của bạn) sẽ có độ dày hiệu quả tương tăng gấp đôi, tương đương 200mm. (một viên đạn bắn theo phương ngang muốn xuyên qua được lớp giáp 100mm nghiêng 30* sẽ tương đương với việc xuyên qua lớp giáp 200mm không nghiêng)

Vì vậy, việc đặt nghiêng lớp giáp cũng có hiệu quả quan trọng không kém việc gia tăng độ dày của lớp giáp. Vầ tất nhiên, phần lớn những chiếc tăng hiện đại đều có xu hướng lựa chọn lớp giáp có độ nghiêng lớn thay vì lớp giáp có độ dày lớn.

GIÁP CÁN ĐỒNG NHẤT TƯƠNG ĐƯƠNG

Trong quá trình phát triển AW, chúng tôi đã gặp một vấn đề lớn khi tiếp xúc với những chiếc tăng hiện đại. Trong khi những chiếc tăng thế hệ cũ thường được nghiên cứu một cách cẩn thận và độ dày của lớp giáp của chúng đều được biết đến và công bố rộng rãi, thì lớp giáp của những chiếc tăng và phương tiện chiến đấu hiện đại lại thường được giữ bí mật vì lý do an ninh. Trong khi chúng tôi cố gắng giữ cho những chiếc xe trong game được mô phỏng giống thực tế nhất có thể, thì việc tiếp cận và phân tích dữ liệu về lớp giáp trên từng chiếc xe lại là một việc bất khả thi. Vì vậy, chúng tôi buộc phải dựa vào những ước tính về mặt quân sự của các chuyên gia và nhà phân tích, thường được công bố dưới dạng Giáp cán đồng nhất tương đương (RHAe).

Giáp cán đồng nhất tương đương – nói một cách đơn giản – đó là lượng thép mà bạn cần có để có thể tạo ra được mức độ bảo vệ tương đương với mức độ bảo vệ mà chiếc xe hiện tại có được. Những giá trị này thường rất cao bởi có sự khác biệt rất lớn giữa lớp giáp composite tổng hợp của những chiếc tăng hiện đại với lớp giáp thép đồng nhất của thế hệ tăng trước kia – VD: Không có gì quá ngạc nhiên khi những chiếc tăng chiến đấu hiện đại có lớp giáp trước dày 500mm hoặc hơn cấu tạo từ giáp cán đồng nhất tương đương, trong khi trên thực tế, những tấm giáp này thực tế chỉ dày chưa đến 150mm.

Ước lược RHAe giúp chúng ta có thể xác định được giá trị của lớp giáp trên phần lớn những tăng hiện đại trong khi chúng tôi luôn hướng tới việc giữ cho những chiếc xe trong game được mô phỏng giống nhất có thể với phiên bản ngoài đời thực của chúng, nhưng  trong một số trường hợp, quan điểm của các chuyên gia về những trị số giáp này cũng chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, chúng tôi có thể thay đổi các giá trị nhằm cân bằng những chiếc xe trong AW,  từ đó trải nghiêm chơi game sẽ luôn là tốt nhất.

VẬT LIỆU CẤU THÀNH LỚP GIÁP

Trong WWII, những chiếc xe tăng có lớp giáp được cấu thành bởi những tấm thép, và những tấm thép này lại có chất lượng khác nhau. Chỉ cho tới khi kết thúc WWII, các loại nguyên vật liệu khác được ứng dụng. Trong AW, có sử dụng một số loại vật liệu nói trên. Phần lớn những chiếc xe được làm từ thép, nhưng cũng có một số ít được làm từ nhôm. Sự khác nhau về vật liệu cấu thành của chiếc xe được thể hiện bằng hệ số giáp:

  • Hệ số AP (Hệ số đạn xuyên giáp)
  • Hệ số HE (Hệ số đạn nổ)
  • Hệ số HEAT (Hệ số đạn nổ xuyên giáp)


Những hệ số trên được thể hiện thông qua giá trị cộng thêm (hoặc giảm đi) của lớp giáp đối với mỗi loại đạn khác nhau. VD: Lớp giáp 100mm với hệ số 1.0/1.0/1.0 sẽ được tính là có độ dày 100mm, trong khi cũng lớp giáp 100mm với hệ số 0.95/0.95/0.95 (Hệ số của lớp giáp cấu thành từ vật liệu nhôm) chỉ được tính có độ dày là 95mm. Hệ số này là không cố định, phụ thuộc vào vật liệu – đối với từng loại đạn.

Với lớp giáp là thép đồng nhất, hệ số này là đồng nhất (1.0/1.0/1.0), bởi thép được coi là vật liệu chế tạo chính của những chiếc tăng. Trong khi đó nhôm nhẹ hơn, nhưng độ bền kém hơn nên sẽ có hệ số thấp hơn một chút. Ngược lại, những loại thép có chất lượng cao hay những loại vật liệu đặc biệt sẽ có hệ số giáp cao hơn so với thép thông thường.

Cấu tạo giáp của T72-A (Lưu ý chiếc tăng này có mức độ bảo vệ cao hơn hẳn đối với đầu đạn nổ lõm – hay còn gọi là đầu đạn HEAT)

Có loại giáp có hiệu quả đặc biệt cao đối với một số loại đầu đạn nhất định – VD: Điển hình là lớp giáp Composite tổng hợp. Trên thực tế, loại giáp này bao gồm hai tấm thép được ép với một loại vật liệu đặc biệt –thường là Ceramics- ở giữa. Loại giáp này được phát triển vào những năm 50, 60 với mục tiêu bảo vệ chiếc xe tăng khỏi sự công phá của đạn HEAT.

Vì vậy, trong game, loại giáp này cực kỳ hiệu quả khi đối phó với đầu đạn HEAT. Có thể thấy rõ điều này qua hệ số giáp của loại giáp này. Và đây là loại giáp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chiếc tăng của bạn.

GIÁP RỖNG

Một số loại giáp lại có cấu tạo từ nhiều lớp đặt cách nhau một khoảng. Bởi, trong một số điều kiện nhất định, hai tấm giáp cách nhau một khoảng nhất định được cho là sẽ mang lại mức độ bảo vệ cao hơn loại giáp được cán đồng nhất có độ dày tương đương với 2 tấm giáp trên. Hiệu quả của hai tấm giáp cách nhau được phát hiện trong WWII và, được ứng dụng để bảo vệ xe chiếc xe khỏi những khẩu súng trường chống tăng. Về sau, loại giáp này được phát hiện ra là có thể nâng cao khả năng bảo vệ trước đầu đạn HEAT, từ đó, giáp rỗng trở nên ngày càng phổ biến.

Mô phỏng cấu tạo của chiếc Stingray 2 – Phần màu tím là lớp giáp rỗng


Trong AW, giáp rỗng làm giảm giá trị xuyên giáp của các đầu đạn xuyên giáp lõi cứng, theo chiều dày trước khi đầu đạn có thể tiếp tục xuyên tới lớp tiếp theo. Việc xuyên phá lớp giáp rỗng không gây hư hỏng đối với chiếc xe – để có thể gây hư hỏng cho chiếc xe, bạn cần phải xuyên phá phần (giáp chính) thân xe. Đạn HEAT khi kích nổ trên bề mặt lớp giáp sẽ xuyên phá giáp bằng cách tạo ra một luồng plasma làm nóng chảy lớp giáp, đặc biệt hiệu quả đối với loại giáp có cấu tạo bằng thép. Bằng việc khiến đầu đạn HEAT kích nổ ở khoảng cách xa hơn trước khi nó tiếp cận với thân xe, lớp giáp rỗng khiến cho luồng plasma bị phân tán và phải di chuyển quãng đường xa hơn, khiến cho sức công phá của loại đạn này bị giảm đi đáng kể.

I-Newbie dịch (còn tiếp)

No comments:

Post a Comment