Monday, November 2, 2015

CÁC LOẠI ĐẠN TRONG AMORED WARFARE

Có nhiều loại đạn trong Armored Warfare (AW). Tôi có nghe rằng có đến 61 loại, nhưng chưa thể kiếm chứng. Hầu hết chúng có thể được phân chia thành từng nhóm.
Lần trước chúng ta đã biết được loại đạn nào sử dụng trong tình huống nào.
Hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạbn một bài viết nữa mà chúng tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu bạn chưa từng đọc qua.
Vỏ đạn 105mm. Nguồn Amored Talk

NHẬT KÝ PHÁT TRIỂN - CÁC LOẠI ĐẠN PHÁO


Một trong những phần quan trọng nhất của mọi loại phương tiện thiết giáp là hỏa lực. Đúng vậy, nó không chỉ là những chỉ số, mà còn là tập hợp các đặc điểm có thể được phân thành 2 nhóm: các đặc diểm của khẩu pháo và những đặc điểm của đạn pháo. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhóm đặc điểm thứ 2.

Trong AW, mỗi khẩu pháo trong game có khả nắng bắn nhiều hơn 1 loại đạn mà các loại đạn đó đã được phân thành 3 nhóm sau:

  • Đạn xuyên động năng (kinetic penetrators), còn gọi là đạn xuyên giáp (amor piercing)
  • Đạn HEAT - High Explosive Anti Tank hay còn gọi là đạn nổ lõm
  • Đạn nổ HE (High explosive)

Mở khóa một phương tiện sẽ cho phép bạn chọn lựa giữa nhiều loại đạn khác nhau. Nhưng loại đạn khác có thể được mở khóa bằng số điểm danh tiếng (Rep) mà bạn kiếm được qua các trận đánh. Mỗi loại đạn có thể sử dụng cho những mục đích và tình huống khác nhau. Mỗi loại có độ xuyên phá khác nhau (được gọi là hệ số xuyên giáp - Amor Penetration Factor), dùng để xác định độ dày tối đa để viên đạn có thể xuyên qua được. Cơ chế xuyên phá là hơi khác nhau cho từng loại đạn và mục đích của bài viết này là để làm rõ sự khác nhau đỏ, nhằm giúp bạn sử dụng đúng loại trong những tình huống khác nhau

ĐẠN XUYÊN ĐỘNG NĂNG

Đạn xuyên động năng là một trong những loại phổ biến nhất trong AW. Loại đạn này được đặt tên theo cách chúng sử dụng năng lượng để phá hủy mục tiêu. Bằng cách phóng đi với tốc độ cao những đầu đạn có nhiều hinh dáng và kích thước khác nhau từ hình viên đạn thường thấy đến những mũi tên siêu cứng.

Loại đạn này sử dụng rộng rãi và trong AW chúng có thể được sử dụng để chống lại nhiều phương tiện khác nhau, từ tăng hạng nhẹ, AFV cho đến các chiếc hạng nặng. Cho dù không mạnh về độ xuyên phá hay lượng dam gây ra so với các lọai đạn khác, đạn xuyên động năng vẫn được tin tưởng sử dụng để công phá các loại giáp tổng hợp khi đạn HEAT trở nên vô dụng.

Khi loại đạn này chạm đến lớp giáp của mục tiêu, chỉ số xuyên phá của chúng được tính bởi một hệ số ngẫu nhien nào đó, được so sánh với độ dày của lớp giáp (đối với đạn xuyên động năng, góc tác động được tăng thêm 5 độ, trong khi các loại đạn khác không dùng cơ chế này). Nếu độ xuyên phá cao hơn độ dày của giáp, viên đạn sẽ xuyên thủng và gây thiệt hại. Đạn xuyên động năng có thể xuyên qua nhiều lớp giáp nhiều lớp (spaced armor), nhưng nó chỉ gây sát thương khi xuyên qua lớp giáp chính của mục tiêu. Mỗi khi viên đạn xuyên được một lớp giáp, chỉ số xuyên phá sẽ bị giảm bởi độ giày của lớp giáp vừa xuyên. Cứ thế cho đến khi viên đạn chạm được đến lớp giáp chính.
Đạn xuyên động năng. Nguồn Amored Talk
Mặt khác, đạn xuyên động năng có 2 nhược điểm chính. Thứ nhất, động năng của viên đạn giảm dần theo khoảng cách. Nó không gây sát thương nhiều như 2 loại đạn kia. Cho dù luôn được tin dùng trong đa số các trường hợp, vẫn có lúc bạn phải sử dụng loại đạn khác nếu muốn có những kết quả tốt hơn.

AP, APCR, APDS và APFSDS là những biến thể khác nhau của đạn xuyên động năng. Một loại đặc biệt khác của đạn động năng là loại có khả năng gây cháy, làm tăng cơ hội làm cháy động cơ. Cho dù không có được độ xuyên và sát thương cao như những loại khác, nó vẫn được tin dùng khi đối đầu với giáp tổng hợp hoặc những loại giáp mà HEAT bó tay. Mặt khác, trong khi dễ dàng xuyên qua những mục tiêu giáp mỏng, những loại đạn khác vẫn có thể có được hiệu quả khác nhau tùy vào từng tình hình

Đặc điểm chính của loại đạn này:

  • Có thể dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau
  • Sát thương thấp so với những loại đạn khác
  • Độ xuyên phá giảm dần  khi bắn ở khoảng cách xa

ĐẠN HEAT (ĐẠN NỔ LÕM)

Được sử dụng lần đầu trong chiến tranh thế giới thứ hai. HEAT (High explosive anti tank), hay còn gọi là đạn nổ lõm, dùng một dòng kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cực cao tạo ra bởi sự kích nổ ở đầu đạn để xuyên qua hầu hết mọi loại giáp. Ưu điểm chính của loại đạn này là không dùng động năng để xuyên phá mục tiêu, nên có thể bắn từ những loại súng có hỏa lực không cao như súng phóng bộ binh. Thêm vào đó, HEAT không giảm độ xuyên phá khi bắn ở khoảng cách xa. Chúng thường có độ xuyên phá rất cao và thường có mức sát thương cao hơn so với đạn xuyên động năng.

Tuy nhiên, có ưu thì cũng có nhược. Đạn HEAT thường bay chậm hơn so với đạn động năng, và một khi đã phát nổ tại bất kì bề mặt nào, phần kim loại nóng chảy mất độ xuyên phá rất nhanh. Thế nên giáp nhiều lớp được sử dụng để hạn chế tác động của HEAT rất hiệu quả, vì khi đạn chạm đến được lớp giáp chính, phần lớn độ xuyên phá của nó đã mất đi. Hơn nữa, nhiều loại giáp được chế tạo để triệt tiêu hoàn toàn khả năng xuyên phá của HEAT. Lớp giáp của những chiếc tank hiện đại có thể chống lại phần lớn các loại đạn HEAT và gắn thêm giáp phản ứng nổ (ERA) tạo nên lớp vỏ chắc chắn trước gần như là tất cả các loại HEAT.

Vì vậy tốt nhất là sử dụng HEAT đối với những mục tiêu không có giáp nhiều lớp, hoặc không trang bị thêm bất cứ module giáp nào như ERA hay dùng để đối phó với những mục tiêu giáp giấy.
Đạn nổ lõm có 2 nhóm chính. Đó là đạn và tên lửa có điều khiển, cả 2 đều sử dụng những phương thức xuyên phá giống nhau.
Cắt ngang viên đạn HEAT. Nguồn Amored Talk
Nếu sử dụng một cách cẩn thận, HEAT trong AW có thể rất uy lực, còn không thì rất khó đoán trước được. Có những loại đầu đạn đặc biệt của HEAT được gọi là tandem. Loại đầu đạn này được thiết kế một cách đặc biệt để chống lại giáp phản ứng nổ. 

Tandem từ gốc là một loại xe đạp có 2 chỗ ngồi. Là một thiết bị nổ được thiết kế để thực hiện 2 hay nhiều bước nổ lõm kế tiếp nhau, có hiệu quả rất cao khi chống lại giáp phản ứng nổ
  • Bước thứ nhất, dùng luồng xuyên của lượng nổ lõm phụ kích nổ module giáp phản ứng nổ để "dọn đường" cho luồng xuyên của lượng nổ lõm chính
  • Bước thứ hai, lượng nổ lõm chính hoạt động (sau khoảng thời gian xác định), luồng xuyên mạnh hơn của nó dễ dàng xuyên thủng lớp giáp chính của xe tăng
Tham khảo: Soha

Đặc điểm chính của loại đạn này:
  • Không mất đi chỉ số xuyên phá khi bắn ở khoảng cách xa
  • Sát thương rất cao
  • Vô dụng trước một số loại giáp đặc biệt

ĐẠN NỔ MẠNH (High explosive  - HE)

Về cơ bản, HE là những viên đạn chứa thuốc nổ, được thiết kế để tiêu diệt kíp lái hoặc phá hủy những mục tiêu mềm bằng sức mạnh của thuốc nổ hay bằng những cơn mưa mảnh đạn. Sức mạnh của vụ nổ không chỉ gây sát thương cho mục tiêu tại điểm phát nổ, mà còn gây sát thương đến những mục tiêu gần đó (được tính bằng bán kính sát thương). Thực tế là HE là loại đạn có mức sát thương cao nhất trong 3 loại đạn. Nó cũng đồng nghĩa với khả năng phá hủy nhiều module hơn.
Đạn HE.
Đạn xuyên động năng. Nguồn Amored Talk
Sức công phá khủng khiếp này được cân bằng lại với khả năng xuyên phá kém, kém nhất trong 3 loại đạn kể trên. Độ xuyên thuộc loại thấp nhất, chỉ hữu ích khi đối đầu với những mục tiêu giáp giấy như AFV. Những mục tiêu với giáp dày làm giảm đáng kể khả năng công phá của HE, ngay cả khi trung mục tiêu thì lượng sát thương gây ra cũng rất ít.

Trong AW, một viên đạn HE tạo ra một quả cầu nổ khi chạm mục tiêu. Mức sát thương giảm dần tính từ tâm quả cầu và cũng là điểm chạm. Những mục tiêu ở xa tâm sẽ nhận mức sát thương ít hơn. Độ xuyên phá kém thường giúp những mục tiêu bị bắn bởi loại đạn này không phải hứng chịu lần full dam nào. Mặt khác, nếu đã xuyên được, sát thương gây ra sẽ cực lớn, những mảnh đạn sẽ bay bên trong mục tiêu, gây sát thương kíp lái và phá hủy những module trong bán kính nổ.

Đạn nổ sử dụng chính sức nổ để phá hủy mục tiêu. Thường sử dụng để chống lại những mục tiêu có lớp giáp mỏng.

Đặc điểm chính của loại đạn này:
  • Sát thương cực cao trong bán kính nổ, giảm dần từ tâm bán kính
  • Độ xuyên thấp
  • Rất hữu dụng khi chống những mục tiêu giáp giấy
HESH (HEP) là một biến thể đặc biệt của HE. Không như những loại đạn HE bình thường không tạo ra quả cầu nổ bên trong mục tiêu khi không xuyên phá được, đạn HESH có thể tạo ra quả cầu nổ và có khả năng phá hủy module hay sát thương kíp lái ngay cả khi không xuyên. Rất hữu ích khi đối đầu với mục tiêu giáp dày. 

SỰ XUYÊN PHÁ TRONG AW


Quá trình xuyên phá có thể được diễn giải theo từng bước sau:
  • Đạn bắn từ khẩu pháo có chỉ số xuyên phá nhất định. Nếu viên đạn chạm mục tiêu, một phát bắn trúng đích được ghi nhận (phát đạn trúng đích có thể xuyên hoặc không)
  • Tác động của viên đạn có những tiêu chuẩn riêng(thay đổi bằng những chỉ số nhất định). Góc tác động của đạn xuyên động năng được tăng thêm 5 độ, HE và HEAT thì không
  • Ricochet (nẩy đạn) xảy ra khi viên đạn tác động vào mục tiêu dưới một góc rất lớn. Viên đạn sẽ thay đổi quỹ đạo và độ xuyên phá sẽ giảm đi 30%. Viên đạn nảy sẽ vẫn có khả năng gây sát thương, nếu quỹ đạo mới đi đúng vào một mục tiêu nào đó.
  • Viên đạn nếu không bị nẩy sẽ có một chỉ số xuyên phá nhất định. Chỉ số này được dựa trên một hệ số ngẫu nhiên (10% cho đạn AP và HE, 10% cho đạn HEAT) và sẽ được so sánh với khả năng chống xuyên của giáp (phụ thuộc vào góc tác động)
  •  Nếu độ xuyên phá lớn hơn khả năng chống xuyên giáp, viên đạn sẽ xuyên vào trong mục tiêu, phá hủy module (đối với AP và HEAT) hoặc phát nổ, gây sát hư hại lớn đến những module nằm trong bán kính nổ
Chỉ có những viên đạn xuyên được lớp giáp chính mới có thể gây sát thương (HE là ngoại lệ), xuyên được các lớp giáp ngoài  hoặc những module gắn bên ngoài không gây sát thương cho mục tiêu

Dịch từ nguồn Amored Talk



No comments:

Post a Comment