Khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, người Đức đã có trong tay nhiều bản thiết kế từ rất sát với thực tiễn cho đến rất nực cười. Một trong những thiết kế nổi tiếng nhất là chiếc tăng siêu nặng (super-heavy) Maus. Maus đã có lịch sử hình thành riêng của nó, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều biến thể khác như các biến thể dùng những khẩu pháo lớn 128mm, 155mm và cả khẩu pháo 170mm của những chiếc pháo tự hành (Selbstfahrlafette), và thường dựa trên thân những chiếc 38(t), 38(d), Panther và Tiger. Phần lớn những dự án trên đều chỉ trên giấy và không đạt được đến giai đoạn nguyên mẫu (prototype stage) (cho dù một vài chiếc hạng nhẹ Waffenträgers đã được dựng lên và thậm chí một vài trong số chúng còn tham gia vào những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến). Nhưng những chiếc còn lại thì khác. Thực tế đã cho thấy những dự án này tiêu tốn một lượng tài nguyên khá lớn, và câu hỏi là: tại sao người Đức vẫn thiết kế chúng?
Nếu bạn hỏi câu hỏi này trên những diễn đàn khác (những diễn đang mà phần lớn người dùng yêu thích và đang chơi những game xe tăng) (chắc ám chỉ WoT - DA), phần lớn các phản hồi sẽ là người Đức ngu ngốc hoặc điên rồ. Sự thật không hẳn là thế, người Đức thực hiện những dự án này là có mục đích sâu xa của họ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những lý do đó.
Mọi việc bắt đầu bằng những tin đồn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi những tin đồn bắt đầu lan truyền giữa những người lính và chỉ huy là giống nhau. Một trong những tin đồn đó đã thực sự gây ảnh hưởng đến những thiết kế của người Đức vào cuối cuộc chiến. Không ai rõ tin đồn bắt nguồn từ đâu và nó tồn tại trong bao lâu, nhưng theo tài liệu ghi lại được thì vào năm 1945, những tướng lĩnh người Đức ở Berlin tin rằng quân đội Soviet đang chế tạo một loại super-tank đặc biệt. Theo các báo cáo, chiếc tăng này có độ dày giáp trước vào khoảng 300-400mm, và không thể phá hủy bởi các vũ khí chống tăng thời đó.
Đó không phải là lần đầu tiên một tin đồn được phát tán. Có lẽ chúng ta sẽ chẳng biết được lý do vì sao lại có những tin đồn, có thể là sự kết hợp giữa trí tưởng tượng của người Đức về cuộc chạy đua siêu vũ khí cùng với lý do để bao che cho những tổn thất trong chiến tranh mà người nêu lên những lý do đó không ai khác là những nhân viên thận cận Hitler và cả bản thân ông ta. Chính Hitler cũng đã không còn phân biệt được thực tế khi chiến tranh kết thúc.
Những tin đồn đó là không thể kiểm chứng, do chúng đều được lan truyền trong giai đoạn chiến tranh đang rất hỗn loạn. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chúng. Vào lúc đó, những tin đồn về tăng là điều không mới mẻ.
Nói thêm về việc khủng hoảng tin đồn về tăng. Đây là một tình huống khi trên chiến trường xuất hiện một chiếc tăng của đối phương, và chiếc tăng này mạnh hơn (hoặc được cho là mạnh hơn) những chiếc xe tăng của bên còn lại. Có vài tình huống đã xảy ra trên thực tế, thứ nhất là việc xuất hiện những chiếc tăng đầu tiên vào năm 1917 trong cuộc chiến Cambrai. Một tình huống khác là sự xuất hiện của những chiếc T-34 hiện đại làm cho người Đức phải nhanh chóng thiết kế ra những chiếc Panther và Tiger để đối phó lại.
Những tin đồn thời đó có vẻ trở nên đáng tin đối với binh lính và chỉ huy người Đức, và đó cũng là lý do vì sao người Đức lại quyết định nghiên cứu những vũ khí có thể chống lại những chiếc tăng có lớp giáp dày 300 - 400mm.
Những nỗ lực để tạo ra loại vũ khí uy lực hơn xảy ra một cách tự nhiên và sớm nhất, nhưng nhìn chung là không có được thành công. Có 3 cách cơ bản để tạo nên những loại vũ khí chống tăng tốt hơn:
Vào ngày 7 tháng 9 năm 1945, trong cuộc duyệt binh diễn ra ở Berlin, lần đầu tiên những chiếc IS-3 hạng nặng của Liên Xô được giới thiệu. Việc này đã khiến quân đội phương tây và cả dân chúng thực sự bị shock. Cuộc duyệt binh này bắt nguồn cho việc chạy đua vũ trang về các loại tăng sau chiến tranh và sự phát triển mạnh các loại giáp bảo vệ tốt hơn. Điển hình là những chiếc Conqueror của người Anh.
Các mối đe dọa bắt nguồn từ tin đồn đã làm người Đức tiêu tốn một khối lượng tài nguyên không thể thống kê. Thực tế đã chứng minh điều đó, nhưng đó cũng chỉ là những cuộc rượt đuổi trong bóng tối.
Chiếc tăng Tiger tại bảo tàng Bovington |
Những tin đồn thời đó có vẻ trở nên đáng tin đối với binh lính và chỉ huy người Đức, và đó cũng là lý do vì sao người Đức lại quyết định nghiên cứu những vũ khí có thể chống lại những chiếc tăng có lớp giáp dày 300 - 400mm.
ĐÁNH BẠI NHỮNG THỨ KHÔNG THỂ BỊ ĐÁNH BẠI
Những nỗ lực để tạo ra loại vũ khí uy lực hơn xảy ra một cách tự nhiên và sớm nhất, nhưng nhìn chung là không có được thành công. Có 3 cách cơ bản để tạo nên những loại vũ khí chống tăng tốt hơn:
- Một - tăng kích thước khẩu pháo: đây là lựa chọn rõ ràng nhất. Nếu bạn cần uy lực lớn thì bạn cần súng lớn, phải không? Cũng không hẳn là vậy. Cách làm này có 2 nhược điểm lớn. Đầu tiên là độ lớn của những khẩu pháo là có giới hạn. Người Đức đạt được cỡ nòng khoảng 128mm. Tăng cỡ nòng lớn hơn không làm tăng thêm khả năng xuyên giáp và ngay cả khi sử dụng cỡ nòng lớn 15cm hay thậm chí là 17cm để tiêu diệt mục tiêu, những thông số liên quan như tốc độ nạp đạn, hậu cần trở nên quá khó khăn để khẩu pháo hoạt động một cách trơn tru. Những nghiên cứu sử dụng pháo 15 hay 17cm chỉ tồn tại trên giấy (nổi tiếng nhất là Sturmgeschütz auf Fahrgestell Maus, hay còn được gọi là 'Jadgmaus', sử dụng khung gầm E-100), không có bất kì nguyên mẫu nào được sản xuất, và dự án bị hủy bỏ vào cuối năm 1944. Bất lợi thứ hai là sự cơ động: khẩu chống tăng 88mm PaK 43 cũng rất hạn chế về cơ động, nó nặng nề và khó sử dụng (nặng từ 4 đến 5 tấn), trong khi những khẩu 75mm PaK 40 chỉ nặng có 1.4 tấn. Những khẩu 12.8 PaK 44 nặng đến 10 tấn và trở nên quá nặng nề để có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Khẩu PaK 44 của Krupp - Phương pháp thứ hai là nâng cấp loại đạn hiện có. Có một số loại đạn xuyên động năng khá thú vị được nghiên cứu tại Đức, bao gồm cả loại đạn APFSDS. Cho dù có hiệu quả nhưng loại đạn này vẫn có 2 nhược điểm lớn. Khi mới bắt đầu sử dụng, đạn này cho độ chính xác không cao cho cả 2 phe trên chiến trường. Ví dụ loại đạn APDS 17pdr của Anh có độ chính xác cực kỳ kèm, mặc dù trên lý thuyết chúng có độ xuyên cao hơn nhiều so với đạn động năng tiêu chuẩn. Vấn đề này được giải quyết bằng các sử dụng FS - fin stabilized (cánh ổn định), nhưng việc này lại gây ra nhược điểm thứ hai: chi phí sản xuất. Một viên đạn có vận tốc và độ xuyên cao đòi hỏi phải sử dụng những vật liệu đặc biệt và rất khó để có hiệu quả. Những vật liệu thường được sử dụng là Volfram, Tungsten. Tuy nhiên chúng rất hiếm và rất đắt tiền. Một số lựa chọn để thay thế đã được đưa ra như đạn uranium (không làm nghèo). Nhưng cũng sẽ không có đủ lượng vật liệu cần thiết để đạt được số lượng đạn như yêu cầu.
Khẩu Anti-tank QF 17pdr của Anh - Phương pháp thứ ba là tạo ra những loại đạn mới. Và đây cũng là lý do xuất hiện tiếp tục những tin đồn khác. Vào năm 1945, người ta tin rằng cách tối ưu nhất để phá hủy lớp giáp dày là sử dụng loại đạn nổ lõm (còn được biết đến dưới tên gọi High Explosive Anti-tank; HEAT). Tất nhiên đạn HEAT không có gì mới, nó đã xuất hiện vào những năm 1939-1940 (được thiết kế trước chiến tranh). Những vũ khí chống tăng sử dụng HEAT (khẩu Panzerfausts và Panzerschreck của Đức) không thể xuyên những lớp giáp dày. Nhưng cuối cùng những nghiên cứu về loại đạn mới cho dù tiêu tốn rất nhiều tài nguyên nhưng cũng không mang lại kết quả khả quan.
LỜI KẾT
Vào ngày 7 tháng 9 năm 1945, trong cuộc duyệt binh diễn ra ở Berlin, lần đầu tiên những chiếc IS-3 hạng nặng của Liên Xô được giới thiệu. Việc này đã khiến quân đội phương tây và cả dân chúng thực sự bị shock. Cuộc duyệt binh này bắt nguồn cho việc chạy đua vũ trang về các loại tăng sau chiến tranh và sự phát triển mạnh các loại giáp bảo vệ tốt hơn. Điển hình là những chiếc Conqueror của người Anh.
Những chiếc IS-3 trong cuộc diễu binh tại Berlin |
Các mối đe dọa bắt nguồn từ tin đồn đã làm người Đức tiêu tốn một khối lượng tài nguyên không thể thống kê. Thực tế đã chứng minh điều đó, nhưng đó cũng chỉ là những cuộc rượt đuổi trong bóng tối.
DA dịch
No comments:
Post a Comment